Cỏ Mỹ cải tạo đất: mô hình lạ mà hay của lão nông

Hữu cơ có thể lấy từ rất nhiều nguồn: phân chuồng, phân ủ rơm rạ, các loại dư thừa vỏ thực vật như vỏ ca cao, vỏ hạt đậu,… Tuy nhiên, để áp dụng cho một diện tích rộng lớn và tiết kiệm, việc sử dụng phân chuồng, rơm rạ hay cây họ đậu trở nên bất khả thi. Tình cờ đọc được một bài báo nói về tác hại của cỏ mỹ, người thầy giáo chợt nảy ra ý tưởng dùng chính loại cỏ này để tạo sinh khối và phục hồi hữu cơ cho đất. Cỏ mỹ cải tạo đất, nghe có vẻ là ý tưởng điên rồ, nhưng đó lại là sự thật.

Có thể là hình ảnh về thực phẩm và thiên nhiên
Tận dụng cỏ mỹ làm nguồn hữu cơ tại chỗ cho đất

Từ trước đến nay, cỏ mỹ cũng giống như nhiều loại cỏ dại khác, là kẻ thù mà người nông dân luôn muốn tận diệt vì cho rằng chúng gây hại cho sự phát triển của cây trồng. Nhưng đối với vị chuyên gia đã có vài chục năm nghiên cứu và làm nông-lâm nghiệp, loại cỏ này đáp ứng tất cả những tiêu chí mà ông tìm kiếm: phổ thích nghi rộng, sống được trên mọi loại đất, hệ số nhân giống cao, khả năng phát tán rất mạnh. Các đặc tính này, phù hợp việc sử dụng cỏ Mỹ để cải tạo đất, tận dụng sinh khối hữu cơ.

Hơn nữa, không cần mất chi phí mua giống mà chúng ở khắp nơi, phát triển mạnh mà không hề mất công chăm sóc và có sức sống vượt trội so với những loài cỏ khác. Dù trái ngược với quan niệm và cách thức canh tác truyền thống, thậm chí bị các đồng nghiệp cảnh bảo là “tội ác”, ông vẫn kiên quyết trồng cỏ trên chính ngọn đồi của mình.

Có thể là hình ảnh về thực phẩm và thiên nhiên
Cỏ mỹ trong vườn ca cao

Ông cho biết cỏ mỹ có khả năng huy động những chất dinh dưỡng khó tiêu, đặc biệt phù hợp để phục hồi hữu cơ cho đất. Điểm đáng lưu ý trong kỹ thuật này đó là việc phát cỏ và tụ gốc. “Khi cỏ mọc cao phải cắt đi để tránh cạnh tranh ánh sáng với cây trồng. Đồng thời thân cỏ sau đó giữ nguyên tại gốc (gọi là tụ gốc) để cây mục. Khi đó, toàn bộ lượng phân khoáng mà cỏ đã tổng hợp sẽ trả về cho đất, không hề mất đi.

Kỹ thuật tụ gốc còn giúp chống mất nước vào mùa khô. Đến mùa mưa, cỏ mục thành phân khoáng, mang về cho đất một lượng gấp 20 lần trọng lượng chất hữu cơ mà nó đã lấy đi”. Thậm chí, để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng bên cạnh, ông bón phân luôn cho cỏ.

“Ví dụ, khi chúng ta bón 1kg phân khoáng cho cỏ thì nó sử dụng 1kg đó để tổng hợp 20kg chất hữu cơ, bằng nguyên liệu tự nhiên là CO2 và mặt trời. Cỏ cần bao nhiêu chúng tôi bón từng đó, bởi đó là cách cho cỏ “vay nặng lãi”, để sau đó mình nhận về nhiều gấp 20 lần”.

Có thể là hình ảnh về thực phẩm và thiên nhiên
Lượng sinh khối hữu cơ khổng lồ từ cỏ mỹ

Bên cạnh cỏ mỹ, người nông dân này trồng thêm cỏ tranh và cỏ vetiver. Ông ví bộ rễ của cỏ tranh giống như “chiếc lưỡi cày sinh học”, có khả năng luồn lách sâu, giúp đất tơi xốp mà không cần cày bừa, tránh làm vỡ cấu trúc đất. Khi cây trồng ra tán, cỏ tranh mất nguồn ánh sáng nên sẽ tự chết, toàn bộ hệ thống rễ bị mục sẽ tiếp tục trở thành chất dinh dưỡng nuôi đất. Trong khi đó, cỏ vetiver với bộ rễ đâm sâu vào đất đến vài mét, giúp chống sạt lở trên vùng đất dốc. Cùng với những kỹ thuật khác như ủ than hầm, sử dụng thiên địch, tận dụng mọi nguồn hữu cơ rẻ và dễ tìm, che phủ đất rừng bằng cây lá lốt,… ông Phước đã biến vùng đồi đá xơ xác thành một rừng cây tươi tốt chỉ trong 4 năm.

Trong khi đó, nếu để tự phục hồi, vùng đất này có thể mất tới 40 năm. Trên tổng diện tích 13ha, 5ha được người nông dân này dùng để trồng cây ca cao, phần còn lại trồng rừng theo tiêu chí đa dạng sinh học. Những tảng đá to trơ trọi trước kia giờ cũng được che phủ bằng cây xanh và si. Ông cho biết mục tiêu của mình là phủ xanh toàn bộ diện tích, hấp thụ toàn bộ nguồn năng lượng mặt trời, không để một tia sáng nào rơi xuống đất hay mái nhà.

Tham khảo từ m.cafebiz.vn

>>>Sản phẩm: Đặc trị thối rễ ; Phòng bệnh sinh học

Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix

One thought on “Cỏ Mỹ cải tạo đất: mô hình lạ mà hay của lão nông

  1. Pingback: Canh tác bền vững, tập hợp các bài viết hay GBM - GreenBioMix

Comments are closed.