Vai trò của nước đối với cây trồng. Cây trồng sống và phát triển nhờ chất dinh dưỡng trong đất, được nước hoà tan và đưa lên các bộ phận của cây qua hệ thống rễ.
Nước giúp cho cây trồng thực hiện các quá trình vận chuyển các khoáng chất trong đất, nước tham gia vào quá trình quang hợp.
Trong bản thân cây trồng, nước chiếm một tỷ lệ lớn, từ 60% đến 90% trọng lượng. Tuy nhiên phần lớn lượng nước cây trồng hút được thoát hơi qua lá, nước chỉ giữ lại cho bản thân cấu trúc của cây trồng chỉ chừng 0,5 – 1,0% mà thôi.
Nước có vai trò quan trọng điều tiết nhiệt trong đất.
Nước có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các sinh vật trong đất, đặc biệt là vi sinh vật đất. Do đó, nước được ví như ‘máu trong cơ thể’.
(Vi sinh vật đất có ích có trong các sản phẩm pH UP, TRIBE, TRICO,…)
Vai trò của nước đối với cây trồng. Nước (ẩm độ) ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bộ rễ cây trồng. Những nơi khô hạn, thiếu nước bộ rễ thường kém phát triển, những nơi có ẩm độ phù hợp cây trồng sẽ sinh trưởng tốt. Thực tế, cây trồng trong điều kiện được cung cấp nước đầy đủ sẽ có bộ rễ dài và sâu, vươn ra theo các chiều trong đất. Ngược lại, nếu thiếu nước, bộ rễ của cây sẽ ngắn và thưa. Trong điều kiện đất và nước đầy đủ, rễ từng loại cây trồng sẽ phát triển triển tối đa để tăng trưởng.
Hút nước ở cây trồng, cách tưới đúng:
Sự hấp thu nước của cây có thể tiến hành ở lá và rễ. Tuy nhiên, hệ thống rễ là nơi hấp thu nước chủ yếu. Trong đất, vùng rễ (vùng đất bao quanh rễ cây được gọi là khu vực vùng rễ) là nơi diễn ra các quá trình hấp thu nước cũng như dinh dưỡng ở cây trồng. Do đó, khi tưới nước chúng ta cần phải xác định khu vực làm ẩm chính là vùng rễ. Thông thường, rễ cây hút nhiều nước nhất (chiếm khoảng 40 – 50%) ở độ sâu ¼ chiều dài của rễ tính từ mặt đất, càng xuống sâu thì tỉ lệ hút hước càng giảm. Một hệ thống tưới hiệu quả là khi hệ thống đó có thể cung cấp nước đầy đủ vừa đủ thấm hết bộ rễ của cây trồng.
Nên ngừng tưới khi độ ẩm ở 40-50cm đất mặt đã đạt 80-100% độ ẩm tối đa. Số lần tưới ở đất nhẹ phải nhiều hơn đất nặng, nhưng lượng nước tưới mỗi lần cũng ít hơn, đất cát thấm nước nhanh, đất sét hút nước chậm. Vậy không nên chỉ quan sát trên tầng đất mặt mà phải khoan sâu xuống các tầng dưới và ngừng tưới khi đã thấm đủ sâu. Lượng nước tưới dư thừa sẽ gây lãng phí nước, gây đóng váng, xói mòn đất, do tưới một lúc quá nhiều nước, hoặc là nước ngấm không kịp tạo thành dòng chảy mặt, hoặc là đất ngấm quá lớn, đưa nước và chất hữu cơ xuống sâu khỏi tầng rễ cây, lãng phí.
Vai trò của nước đối với cây trồng. Trong suốt đời sống của cây trồng, nước lúc nào cũng cần thiết, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên, ở các thời kỳ sinh trưởng khác nhau, nhu cầu về nước cũng khác nhau. Khi cây còn nhỏ chưa ra hoa quả vẫn cần tưới nước lượng nước tưới không quá nhiều, ít quá có thể làm cây chết, tưới quá nhiều bộ rễ sẽ không phát triển được. Cây lớn yêu cầu về nước cao hơn.
Tuy nhiên, trong năm tùy theo thời kỳ phát dục (sinh sản), yêu cầu về nước cũng khác nhau. Cụ thể, trước khi bước vào giai đoạn ra hoa yêu cầu về độ ẩm (nước) thường là thấp. Khi quả đã kết và đặc biệt giai đoạn quả lớn nhanh yêu cầu lượng nước tưới tăng, thiếu quả sẽ rụng nhiều. Đặc biệt khi quả sắp chín hoặc đang chín yêu cầu về ẩm lại thấp,lượng tưới ít lại; nếu giai đoạn này độ ẩm cao chất lượng quả sẽ giảm xuống, quả sẽ chín muộn hơn.
Tưới phải kèm giữ ẩm, không cho nước bốc hơi. Trồng thưa, nhiều đất trống nước bốc hơi mạnh, do đó cần trồng dày hợp lý, tủ gốc (giữ ẩm và điều hòa nhiệt độ). Ngoài ra có thể xen cây ngắn ngày khi cây lâu năm còn nhỏ.
Quá trình hấp thu nước của cây trồng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như nhiệt độ, độ thoáng khí của đất, cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến bộ rễ cây trồng. Do đó, cần tạo các điều kiện tốt nhất để cây trồng tăng khả năng hấp thu nước.
Điều tiết nước trong đất là điều tiết độ ẩm của đất
Khả năng giữ ẩm thể hiện khả năng của đất có thể hút nước, thấm nước đồng thời giữ lại nước trong đất. Các loại đất khác nhau về thành phần cơ giới, số lượng và chủng loại keo, hàm lượng mùn, kết cấu đất sẽ giữ được lượng nước trong đất khác nhau.
Thường đất giàu mùn, đất có hàm lượng sét cao, có kết cấu tốt thì khả năng giữ nước tốt và ngược lại. Sự lưu giữ nước trong đất cho cây trồng tuỳ thuộc vào thành phần hạt đất, đất có độ rỗng càng cao thì khả năng trữ nước càng kém do dễ dàng bị tiêu thoát như trường hợp đất cát. Đất sét thường giữ nước tốt nhưng tiêu thoát kém. Đất thịt là loại đất pha trộn giữa đất bùn và đất cát tỏ ra thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhờ khả năng cung cấp nước thuận lợi.
Tham khảo thêm: Công ty TNHH Green Biomix