Amino Peptide (Axit Amin) và phân cá – lợi thì có lợi?

Đạm, lân, kali, trung vi lượng là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Phần lớn nguồn dinh dưỡng này được cung cấp từ phân bón vô cơ. Theo quan điểm hóa học, cây trồng chỉ hấp thu các chất dinh dưỡng vô cơ để tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp. Những năm gần đây, các nhà khoa học Hoa Kỳ, Châu Âu phát hiện ra rằng “cây trồng hấp thu được loại dinh dưỡng hữu cơ đặc biệt”, giúp cây trồng sinh trưởng mạnh, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện đất đai, thời tiết, không tiêu tốn năng lượng của cây. Dinh dưỡng hữu cơ đó được biết tới với tên gọi “Amino Peptide (Axit Amin)”.

Thời điểm đó, xảy ra cuộc tranh luận nảy lửa của các nhà khoa học về dinh dưỡng phân bón ở Mỹ và Châu Âu giữa trường phái “vô cơ và hữu cơ”, mỗi người một quan điểm. Hiện tại, Amino Peptide (Axit Amin) được công nhận, sử dụng rộng rãi trong canh tác cây trồng ở hầu hết các nước trên thế giới. Trong cây trồng có chứa đến 200 Amino acid (Axit Amin) khác nhau, song chỉ có khoảng 20 trong số đó có khả năng được sử dụng để tổng hợp thành protein trong cây.

Hiệu quả của Amino Peptide (Axit Amin) với cây trồng

Amino Peptide (Axit Amin) là chất gì, cây trồng hấp thu ra sao, công nghệ sản xuất như thế nào?

Amino Peptide (Axit Amin) nghe thì có vẻ hàn lâm, khó hiểu; nhưng nhắc tới phân cá, bánh dầu ủ, dịch trùn quế anh em làm vườn nào cũng biết – đó cũng là một dạng Amino Peptide ở dạng truyền thống (phân cắt chưa hoàn toàn).

Tác dụng của Amino Peptide (Axit Amin) đối với cây trồng phụ thuộc vào sự điều khiển quá trình thủy phân để tách phân tử protein (công nghệ xử lý). Cây trồng chỉ hấp thu các Amino Peptide có trọng lượng phân tử nhỏ và kích thước bé ở dạng mạch ngắn. Đây là những điểm quyết định đến hiệu quả của Amino với cây trồng. Bởi vì nếu trọng lượng phân tử của Amino Acid lớn hơn 5.000 Dalton thì rất khó vận chuyển trong cây. Những Amino acid lớn hơn sẽ không có vai trò sinh học trong cây.

Để sản xuất Amino người ta sử dụng các nguyên liệu có chứa nhiều Protein như Tôm, Cá, Bã Nành, Bánh Dầu, Trùn Quế, các nguồn protein từ động vật, thực vật khác. Hiệu quả hấp thu Amino của cây trồng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ sản xuất, quá trình phân cắt protein, lợi hay hại cũng nằm ở công đoạn này. Ở nội dung này, trình bày cho các bạn 2 góc nhìn về công nghệ sản xuất Amino hiện nay:

  • Quá trình thủy phân protein sử dụng công nghệ cao (enzyme chuyên biệt) tạo ra các dạng Amino Acid (Axit Amin) tự do và một phần là các chuỗi Amino Acid phân tử thấp được biết đến như là các Peptide (mạch ngắn, dễ hấp thu). Ở dạng này cây trồng hấp thu hoàn toàn, cây sinh trưởng phát triển mạnh, ít sâu bệnh, năng suất và chất lượng nông phẩm cao.
  • Quá trình ủ phân cá, bánh dầu bằng vi sinh, dịch trùn,… (thủy phân theo phương pháp truyền thống – ủ yếm khí), phần lớn sẽ tạo thành chuỗi Polypeptide trọng lượng phân tử lớn (mạch dài), một lượng nhỏ amino acid dễ hấp thu, protein chưa phân hủy hết, một số khí độc (mùi hôi thối), pH của dung dịch ủ thường ở mức thấp. Ở dạng này vẫn sử dụng được cho cây trồng, phun tưới cây có biểu hiện xanh tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng amino ở dạng này có nhiều rủi ro, đặc biệt với các vườn đang bị bệnh, đất bị suy thoái (nén dẽ, đọng nước, đóng váng,…), vườn có pH đất thấp, bón vào mùa mưa mà không đi kèm với các giải pháp quản lý bệnh, cây trồng càng bị ảnh hưởng. Phương pháp ủ này chủ yếu tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, sử dụng cho một số trường hợp nhất định nhằm giảm chi phí cho canh tác vườn. Lợi thì có lợi nhưng cần thận trọng, không thần thánh, cũng không quá lạm dụng,… lợi bất cập hại!

Tác dụng quan trọng của Amino Peptide (Axit Amin) đối với cây trồng.

Các Amino Acid là hợp phần cấu tạo nên protein và enzim (men sinh học). Chúng là yếu tố cơ bản của tất cả các cơ thể sống và có vai trò quan trọng trong hoạt động trao đổi chất của tế bào.

Cây trồng có khả năng tổng hợp Amino Acid (Axit Amin) từ sự đồng hóa đạm, nhưng quá trình này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố môi trường và sức khỏe của cây. Bón trực tiếp Amino Peptide cho cây sẽ giúp giảm được công đoạn tổng hợp Amino Acid từ đạm cây hút và giúp cây trồng tăng trưởng một cách mạnh mẽ, tạo năng suất cao và chất lượng tốt.

Hiệu quả và lợi ích của Amino Peptide là khắc phục sự khủng hoảng sinh lý của cây trồng hoặc ảnh hưởng bất lợi của môi trường (hạn, nhiệt độ cao, quá nắng, sốc khi cây chuyển giai đoạn sinh trưởng…) đã được chứng minh qua nhiều kết quả nghiên cứu.

Amino Acid (Axit Amin) & Peptide đã trở thành các sản phẩm dùng phổ biến như là phân bón sinh học ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Cùng với vai trò là hợp phần của protein và quá trình sinh tổng hợp trong cây, các Amino Acid & Peptide còn thực thi nhiều vai trò khác và đem lại rất nhiều ích lợi cho cây trồng.

  • Các Amino Acid (Axit Amin) & Peptide được biết đến có thể làm giảm rõ ràng tác hại của sâu bệnh hại trên cây trồng. Bao quanh các mạch tạo thành của một số Amino Acid (Axit Amin) có chứa lưu huỳnh. Đây là yếu tố góp phần làm tăng sức đề kháng sâu bệnh ở cây trồng. Cung cấp Amino Peptide cho cây có tác dụng giảm tác động của ấu trùng và trứng tuyến trùng so với đối chứng. Cung cấp Amino Acid (Axit Amin) & Peptide cho cây cũng đã ghi nhận sự giảm có nghĩa tình trạng sần hư trái do vi rút (plum pox virus) gây ra sau khi phun vài lần Amino Acid (Axit Amin) & Peptide.
  • Các công thức sử dụng kết hợp Amino Peptide với vi lượng Bo đã tăng cao hiệu quả của sự thụ phấn. Sự thụ phấn là cơ sở quan trọng của tiến trình đậu trái, vì thế cung cấp Amino Peptide cho cây giúp làm tăng tỷ lệ đậu trái, đặc biệt đối với các cây tự thụ phấn.
  • Tăng tính hữu hiệu sinh học của các nguyên tố dinh dưỡng và vi lượng

– Các Amino Acid (Axit Amin) & Peptide có khả năng liên kết với các kim loại như mangan, sắt và kẽm tốt giống như với canxi và magiê. Các nguyên tố trung vi lượng này hiện diện trong đất, phân bón, Amino Peptide giúp cây trồng  hấp thu hoàn toàn các chất dinh dưỡng từ lá, đất – tiết kiệm lượng phân bón đáng kể cho cây trồng.

– Các dạng phức Amino Acid (Axit Amin) – Kim loại được hấp thụ bởi cây trồng một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Nó cũng gia tăng hiệu quả trong việc vận chuyển qua một “Chặng đường” dài từ rễ, lá đến các bộ phận khác trong cây.

  • Làm tăng hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật

Sự kết hợp Amino Acid (Axit Amin) & Peptide với thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm gia tăng hiệu quả của sản phẩm so với dùng riêng rẽ. Theo Leandri và đồng sự 1986, Amino Acid (Axit Amin) & Peptide làm tăng hiệu quả của thuốc trị nấm Viclozonlin (Ronilan) trị bệnh Botrytis (thối trái) trên cây nho và dây tây.

Amino Acid (Axit Amin)s & Peptides làm tăng hiệu lực thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?

Khả năng bám dính đặc biệt của Amino Acid (Axit Amin)s & Peptides giúp giữ được thuốc trên bề mặt lá tốt hơn ngay cả trong điều kiện gặp mưa. Hoàn thiện tính chất thấm và cân bằng pH của dịch phun là những bổ sung giúp gia tăng hiệu quả của thuốc so với không có Amino Acid (Axit Amin)s & Peptides.

Đặc biệt, Amino Peptide kết hợp Nano Chitosan hoặc với vi sinh vật đối kháng có trong sản phẩm TRIBE tạo thành bộ giải pháp đặc trị bệnh – dinh dưỡng hoàn hảo cho cây trồng.

Ngoài các tính năng nổi bật trên, Amino Peptide còn giúp tăng hệ vi sinh vật có ích trong đất, cải thiện các đặc tính lý hóa sinh của đất trồng theo chiều hướng có lợi.

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Green Biomix.