Hiện nay có 2 phương pháp cung cấp “thức ăn” cho cây trồng. Bón phân vào đất cung cấp dinh dưỡng cho rễ (phân bón rễ) và cung cấp dinh dưỡng qua lá (phân bón lá). Kỹ thuật bón phân qua đất đã được đề cập đến rất nhiều. Riêng hình thức cung cấp qua lá thì còn nhiều ngộ nhận và bị lạm dụng. Việc lạm dụng phân bón lá đặt ra vấn đề “có gây nguy hiểm cho cây” hay không?
Cung cấp dinh dưỡng qua lá không phải là phương pháp chính cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, mà nó là phương pháp hỗ trợ thêm cho hình thức cung cấp qua rễ. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài (2010) thì cung cấp dưỡng chất qua lá cho cây trồng là phương pháp cung cấp dinh dưỡng nhanh hơn so với phương pháp cung cấp qua rễ. Tuy nhiên, cung cấp dinh dưỡng khoáng qua lá mang tính chất tạm thời.
Phun phân bón lá là cần thiết trong một số trường hợp (rễ bị tổn thương, sự nhiễm mặn, chất dinh dưỡng bị cố định trong đất,…).
Lạm dụng phân bón lá, kích thích sinh trưởng trên cây trồng, không chú trọng vào bộ rễ cây trồng. Kết quả là sự mất cân đối giữa rễ và lá, bộ lá sum suê, nhưng bộ rễ chưa tương xứng. Về lâu về dài, cây suy yếu là điều tất yếu.
Kiến thức bạn cần nắm về phân bón qua lá
Mức độ hấp thu dinh dưỡng khoáng qua lá thường bị giảm theo tuổi lá. Lá càng già thì khả năng hấp thu dinh dưỡng càng kém. Từ đó, ta chọn thời điểm phun phân bón lá khi cây có diện tích lá non và hiệu suất hoạt động, tốc độ hấp thu dinh dưỡng qua lá tốt nhất. Ví dụ: trên cây ăn trái thì có thể phun khi lá trên đọt non đang chuyển sang giai đoạn lá lụa và ở lúa thì chọn thời điểm khi xuất hiện lá cờ. Tổng lượng hấp thu dinh dưỡng khoáng của cây trong giai đoạn này lớn và mang lại hiệu quả tốt cho cây.
Lá cây có thể hấp thu chọn lọc các chất dinh dưỡng tùy thuộc vào nhu cầu của chúng. Cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn khi cây đang thiếu chất khoáng đó (Huỳnh Thị Chí Linh, 2008). Mức độ hấp thu lân qua lá ở những cây bị thiếu lân cao gấp hai lần so với cây được cung cấp lân đầy đủ qua rễ (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010). Lân có thể di chuyển từ lá tới rễ, đặc biệt ở những cây thiếu lân.
Hạn chế trường hợp vừa mới bón phân loại dưỡng chất khoáng đó ở rễ mà vẫn phun thêm trên lá, nhất là đối với phân đạm.
Ba yếu tố ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Sự hấp thu dưỡng chất qua lá tốt nhất khi ánh sáng tương đối, ẩm độ cao, nhiệt độ tối hảo (ở mức khoảng 10 – 30 độ C). Ngoài ra, các yếu tố này còn ảnh hưởng đến sự phát triển độ dày của lớp sáp trên lá, ánh sáng càng cao làm cho lớp sáp càng dày, lá khó hấp thu dinh dưỡng hơn hơn.
Cần căn cứ vào đặc tính của cây và tình hình ngoại cảnh để chọn thời điểm phun cho phù hợp, tránh ánh nắng gay gắt, nhiệt độ, ẩm độ quá cao hay quá thấp. Có thể chọn thời điểm phun vào lúc trời mát, thường là khoảng: 9 – 10 giờ sáng hoặc 2 – 3 giờ chiều (vào mùa mưa) và 7 – 8 giờ sáng hoặc 5 – 6 giờ chiều (vào mùa khô).
Ngoài ra, để tăng hiệu quả hấp thu thì cần đảm bảo diện tích, thời gian tiếp xúc cũng như hiệu quả bám dính lâu dài của dung dịch phun trên bề mặt lá. Nên cần pha dung dịch dinh dưỡng đúng nồng độ, phun với liều lượng đủ phủ đều bề mặt lá và có thể phối trộn thêm những chất bám dính. Những chất nầy có thể là chất bám dính làm ướt, kết dính, phân bố đều, chất phụ thấm, chất điều hòa sinh trưởng…
Rễ giảm hấp thu dinh dưỡng bắt đầu giai đoạn sinh sản. Phun dinh dưỡng qua lá có thể bù đắp cho sự thiếu dinh dưỡng nầy. Phun phân đạm qua lá ở giai đoạn sau của cây ngũ cốc làm gia tăng hàm lượng protein, năng suất và chất lượng cho hạt ngũ cốc.
Sự rối loạn Ca (thường thể hiện triệu chứng là phần trong ruột và đít trái bị thối đen) phổ biến ở nhiều loại cây trồng. Nhưng do tính di động của Ca bị giới hạn nên phun dinh dưỡng qua lá ít có hiệu quả, vì vậy cần phải phun lại nhiều lần trong suốt vụ và phun thẳng lên trái.
Ngoài ra, trong điều kiện cây quá nhiều trái so với sức sản xuất của cây mẹ, cây bị ngập úng, rễ cây bị tổn thương thì việc cung cấp qua lá là cần thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp sử dụng phân bón lá thì cần cân nhắc đối với nhân tố đạm vì có thể tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng thêm, tăng nguy cơ bộc phát bệnh cho cây trồng.
Có thể phun nhiều lần trong vòng đời cây trồng (phun vào các giai đoạn cây thật sự cần thiết). Đặc biệt là với yếu tố ít di động như canxi thì cần chia thành nhiều lần phun và phun đúng vào vị trí mà cây đang thiếu. Thời gian và số lần phun cũng phải theo hướng dẫn, không lạm dụng quá mức có thể gây hại cây, hoặc giảm chất lượng nông sản.
Không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang nở hoa, thời tiết quá nóng hoặc có mưa, gió lớn.
Với những cây hai lá mầm như cà chua, cam, quýt… thì nên phun tập trung mặt dưới lá, với những cây như lúa, bắp thì phun đều cả hai mặt lá. Khi phun thì cũng cần đủ lượng nước để dung dịch phun tiếp xúc đều tán lá.
Không nên nhầm lẫn phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng cây trồng vì mỗi loại có tác dụng khác nhau. Trong chất kích thích không có chất dinh dưỡng.
Phân bón lá không thể thay thế hoàn toàn qua phân bón rễ như một số công ty đã quảng cáo. Phun phân bón lá là cần thiết, có hiệu quả trong những giai đoạn và điều kiện nhất định. Lạm dụng phân bón lá, về lâu dài ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cây trồng.
Để tăng hiệu quả cho vườn cây, SẢN PHẨM
Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix