Tỉa bông sầu riêng, việc làm nhỏ lợi ích lớn

Đi ngang vườn sầu riêng trong xóm thấy bông ra nhiều đầy cả cây. Nhiều người nghĩ vườn này TRÚNG chắc rồi, chỉ đợi “đếm tiền” thôi. Trong khi thấy cây vườn mình ra bông ít hơn thì rầu rĩ, chán nản. Tuy nhiên, để sầu riêng ra bông nhiều thì dễ nhưng để đậu được trái thì không hề dễ. Nhà vườn kinh nghiệm không cần Sầu ra bông nhiều, chỉ cần ra bông ĐỦ – vì nổi sợ mang tên “tỉa bông sầu riêng”.

Thay vì để nhiều bông, cây không cung cấp đủ dinh dưỡng nên bông nào cũng nhỏ, ốm, thiếu dinh dưỡng và dẫn đến tự rụng. Vậy tại sao ta không tỉa bông ngay từ đầu chừa lại số lượng bông phù hợp ở vị trí thích hợp để bông nào cũng mập khỏe chắc đậu bông đó mà không lo bị rụng.

  • Trồng Sầu nhớ phải tỉa bông
  • Để Sầu ra trái tươi ngon đồng đều
  • Ai ơi chớ có để nhiều
  • Bông nhiều thiếu chất, hư luôn cả cành

Lí do NHẤT THIẾT phải tỉa bớt bông?

THỨ 1. Các bạn hãy thử hình dung:

– Nếu chỉ có 1 cái bánh nhỏ mà phải đem chia cho 10 người ăn, thì ai cũng giành giật nhau để ăn, nhưng không ai ăn no được, ai cũng cảm thấy đói, yếu.

– Nhưng nếu cũng cái bánh đó chỉ chia cho 1-2 người ăn, thì ai cũng được ăn no, đầy đủ, khỏe mạnh.

Cũng như một cây sầu riêng mang quá nhiều bông thì bông nào cũng ốm, thiếu dinh dưỡng và tự rụng là điều đương nhiên.

THỨ 2. Một cây có thể ra rất rất nhiều bông, nhưng nuôi trái cây khỏe lâu năm thì cũng chỉ mang tối đa khoảng 300 trái.

Do đó nếu không tỉa bớt, cây sẽ lãng phí một lượng dinh dưỡng rất lớn để nuôi những bông vô bổ, dẫn đến cây bị suy rất nặng.

THỨ 3. Những bông nào ốm, thiếu dinh dưỡng thì hạt phấn sẽ ít, chất lượng hạt phấn kém, cây thụ phấn không đạt, trái dễ bị rụng hoặc nếu đậu thì trái xấu, méo mó, tỉ lệ trái loại 1 thấp.

Ngược lại, những bông to, khỏe thì hạt phấn sẽ nhiều, chất lượng hạt phấn tốt hơn, cây thụ phấn tốt. Trái tròn, đều, đầy hộc, tỉ lệ trái loại 1 cao.

THỨ 4. Bông quá nhiều, sát nhau, tạo điều kiện cho nấm bệnh, sâu rầy phát triển và tấn công lên bông.

Kỹ thuật tỉa bông sầu riêng sẽ qua 3 bước:

– Bước 1. Khi bông có độ dài 3-4cm thì bắt đầu tỉa bỏ tất cả các bông ở đầu cành và sát gốc cành, chỉ chừa lại những chùm bông ở giữa cành có khả năng mang trái, nhưng cũng tỉa thưa ra.

Lưu ý: Trường hợp cây già (lâu năm) bông thường ra ngoài đọt ít có trong cành, không áp dụng tỉa bỏ ngoài đầu cành. Cây càng lớn, cành ở dưới thấp thì vị trí để chùm bông đầu tiên càng cách xa thân. Nếu để bông, trái gần thân thì bông, trái ở vị trí này phát triển rất kém.

– Bước 2. Tỉa thưa các chùm bông trong cành, các chùm bông cách nhau khoảng 15 – 20 cm, ưu tiên chừa lại chùm bông dưới dạ (bụng), tỉa bỏ các chùm bông bên hông.

– Bước 3. Số lượng bông trong chùm rất nhiều, có chùm lên đến trên 45 bông. Vì vậy cần tỉa bớt những bông trên cùng một chùm. Ưu tiên giữ lại những nụ ra cùng đợt và những bông tròn, mập, cuống bông khỏe, bông không bị nhiễm sâu bệnh. Mỗi chùm bông chỉ chừa khoảng 10 – 20 bông. Sau đó phun thuốc ngừa bệnh thán thư cho bông.

TỈA TRÁI: Sau khi đã tỉa bông sầu riêng trong 1 chùm, chỉ để không quá 20 bông/chùm. Hầu hết số bông này đều đậu trái, nên cần thiết phải tỉa bớt trái nhằm tạo cho trái đảm bảo về chất lượng cũng như trọng lượng trái.

  • Lần 1. Trái được 3-4 tuần sau khi bông nở, tỉa những trái có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm trái, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 trái/chùm).
  • Lần 2. Trái được 8 tuần sau khi bông nở, tỉa trái cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 trái/chùm).
  • Lần 3. Trái được 10 tuần sau khi bông nở, cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 trái/chùm, khoảng 70-120 trái/cây (tùy theo từng cây). Tối đa cũng không nên để quá 300 trái/cây.

Trong trường hợp đang nuôi trái mà có hiện tượng rụng trái thì tiến hành tỉa bớt một số trái, ưu tiên tập trung dinh dưỡng để nuôi các trái còn lại (không còn hiện tượng rụng trái).

>>>Sản phẩm: Đặc trị xì mủ thối rễ ; Phòng bệnh sinh họcKích kháng cây trồngPhòng trừ côn trùng sâu hại

Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix