Nước: yếu tố cực kỳ quan trọng với cây sầu riêng. Tuy nhiên, quản lý và bổ sung nước đúng cách cho sầu riêng không phải ai cũng hiểu. Nước là trung tâm trong việc chuyển thức ăn từ đất đến rễ cây. Thiếu nước, thức ăn trong đất hoặc phân bón sẽ không có tác dụng đối với cây nữa.
Bổ sung nước cần phải theo nhu cầu của cây; giai đoạn cây và tình trạng đất đai của chúng ta ra sao. Nước, trong tình huống này còn được gọi là độ ẩm đất. Đất phải giữ được ẩm, đồng thời đất phải thoát nước tốt. Đây là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng và phải đi đôi với nhau.
Sầu riêng thiếu nước lâu vào mùa khô sẽ biểu hiện thấy rõ như: lá héo vào ban ngày, lá không tươi không bóng như bình thường, viền lá có màu vàng và cháy từ ngọn vào. Biểu hiện đó làm cho cây ngưng phát triển, cuối cùng lá sẽ rụng rồi thay lá mới. Nếu không nhanh chóng tưới nước, cành sầu riêng sẽ chết hoặc có thể chết cả cây.
Sầu riêng, nếu đào hố trồng sâu lấp gốc – gốc bị trũng thấp. Tủ kín gốc trong mùa mưa và không có hệ thống thoát nước thật tốt. Đây là điều kiện kiện lý tưởng cho bệnh xì mủ thối thân tấn công cây sầu riêng. Ngoài ra, tưới nước trực tiếp vào thân cây bằng hệ thống tưới nhỏ giọt cũng dễ gây bệnh nấm gốc. Do đó, chỉ tưới nước vùng đất quanh tán cây để giữ cho gốc cây luôn được khô ráo.
1. Tưới nước cho sầu riêng kiến thiết
Sầu riêng cây nhỏ khi mới trồng nên tưới hàng ngày ít nhất 1 tháng. Sau thời gian đó có thể tưới thưa hơn nếu trời không có mưa. Nhưng có thể tưới ngày nghỉ ngày hoặc hai ngày tưới một lần tùy thuộc vào độ ẩm đất xung quanh gốc cây. Khi tưới nên để ý xem nước có ngấm nhanh hay không. Nếu ngấm nhanh thì tưới nhiều hơn để đảm bảo độ ẩm đất và không bay hơi nhanh. Dùng rơm hoặc cỏ khô phủ xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây trong mùa khô. Vào mùa mưa thì cào ra hết để hạn chế nấm bệnh và mối tấn công rễ cây.
2. Tưới nước cho sầu riêng giai đoạn hoa – trái
- Thời kỳ sầu riêng đang ra hoa, đã ra hoa hoặc đang kết trái, nếu thiếu nước hoa, trái sẽ rụng.
- Nhưng khi trái sầu riêng to bằng trái bưởi, trái sẽ không rụng nữa mà lá sẽ rụng nhiều và thưa đi. Lúc này sầu riêng sẽ chống chọi với khô hạn và phải nuôi trái nên nó phải kéo nguồn thức ăn dự trữ ở lá để nuôi trái và cây. Từ đó làm cho cây suy yếu dần và thức ăn dinh dưỡng để tạo cùi (cơm) cho trái cũng thiếu, vì thế chất lượng của cùi mới không tốt.
- Nếu giai đoạn này mưa nhiều, rễ sầu riêng hút lên thân cây nhiều nước nhưng lá thì nhả ra ít nước vì lá cây còn lại ít. Làm cho cây sầu riêng thiếu cân bằng nước và từ đó cùi sầu riêng bị nhão.
- Việc tưới nước cho sầu riêng khi ra hoa nên tưới ngày nghỉ ngày và ngừng tưới khi hoa sầu riêng nở được 3-4 ngày. Khi trái non mới hình thành thì tưới lượng nước vừa phải, nếu tưới nhiều trái non sẽ rụng. Khi trái to bằng trái bưởi mới tưới nhiều nước.
- Nếu sầu riêng thiếu nước khi đang ra hoa hoặc bắt đầu kết trái thì cây sầu riêng sẽ thay lá và đâm ngọn mới. Cụ thể là thức ăn dự trữ của thân cây ít và phải nuôi lá non nên làm cho sầu riêng ít đậu trái, có khi trái trên cây rụng hết.
- Nếu sầu riêng thiếu nước khi trái đã to và thay lá non trong thời kỳ đang bắt đầu già cùi thì cùi cũng bị nhão. Cùi sầu riêng nhão không chỉ mưa nhiều mà đất quá khô không tưới nước cùi vẫn bị nhão.
- Nếu sầu riêng kéo thức ăn dự trữ từ thân cây và lá quá nhiều làm cây gầy yếu và có nguy cơ bị chết.Do đó, dân vườn thường ngắt bỏ trái trong năm đầu mới bói chỉ để lại mỗi cây vài trái. Nếu cây không khỏe mạnh thì việc để trái nhiều có thể làm cho cây chết ngay trong những năm đầu.
Với lý do đã nêu trên cho thấy nước là phần vô cùng quan trọng đối với chất lượng của sầu riêng. Cùi sầu riêng tốt hay không phụ thuộc vào sự phong phú của lá. Nếu thiếu nước lá sẽ rụng từ đó liên quan đến trái và cùi sầu riêng nữa. Nước: yếu tố cực kỳ quan trọng với cây sầu riêng.
>>>Sản phẩm: Đặc trị thối rễ ; Phòng bệnh sinh học
Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix
Pingback: Canh tác bền vững, tập hợp các bài viết hay GBM - GreenBioMix