Bón vôi có làm chết vi sinh vật đất không?

Nhắc đến vôi đa số chúng ta nghĩ ngay đến công dụng nâng pH đất, cải tạo đất phèn. Mặt khác, vôi còn được nhà vườn sử dụng với mục đích “sát khuẩn” cho vườn cây. Câu hỏi đặt ra: bón vôi có làm chết vi sinh vật đất không?

Vấn đề trên hiện được nhiều nhà vườn canh tác hữu cơ vi sinh quan tâm. Giải quyết được câu hỏi, chúng ta cần có cách nhìn toàn diện về vôi và sử dụng vôi.

SỰ KỲ DIỆU CỦA VÔI (CHỨC NĂNG CỦA VÔI)

Cung cấp Canxi (Ca)

Bón vôi trước hết nhằm mục đích cung cấp Canxi cho đất, cho cây. Ca cần thiết cho việc hình thành hệ thống rễ cây trồng. Thiếu Ca ảnh hưởng đến sự hình thành các rễ bên và lông hút.

Trong kinh nghiệm trồng cây họ đậu, dân gian đúc kết câu: “không lân không vôi thì thôi trồng đậu”. Cây họ đậu có nhu cầu về lân và Ca rất cao. Do đó bón vôi cũng nhằm mục đích cung cấp Ca, Mg cho cây.

Công dụng cải tạo đất

(1)Điều chỉnh pH đất

Vôi có tác dụng tăng pH đất. Tuy nhiên, cần lưu ý: nâng pH đất quá nhanh dễ dẫn đến các rối loạn về dinh dưỡng. Do đó, cần phải có giải pháp lâu dài; bón với liều lượng vừa phải, tránh bón quá tay, bón thiếu dễ cải tạo hơn bón thừa. Bón vôi thường đi kèm với sự bổ sung phân hữu cơ.

Hiện có nhiều tranh cãi về liều lượng đối với việc sử dụng vôi. Tuy nhiên, theo như đánh giá thì chúng ta nên kiểm tra pH đất trước khi bón vôi. Thông thường, pH đất từ 5.5-7 thì chúng ta chưa cần thiết bổ sung. Nếu pH đất từ 5-5.5 nên duy trì lượng bón từ 500kg/ha hàng năm nhằm bù lại lượng Ca bị mất do rửa trôi, xói mòn, cây trồng hấp thu.

(2)Giải phóng dinh dưỡng đất, tăng cường sự phân giải chất hữu cơ

  • Giảm độc tố của Al, Fe và Mn trong dung dịch đất giúp cây có bộ rễ khỏe hơn. Rễ khỏe là điều kiện cực kỳ quan trọng đối với tất cả các cây.
  • Khi bón vôi vào đất, chất vôi sẽ huy động các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất giúp cây trồng hấp thụ.
  • Đồng thời bón vôi vào đất cũng góp phần thúc đẩy sự phân giải chất hữu cơ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây.

Chính vì lý do này mà trong dân gian có câu: bón phân làm giàu đời cha nghèo đời con.

Do đó, khi bón vôi chúng ta cần phải bổ sung thêm các phân hữu cơ vào đất nhằm duy trì hàm lượng hữu cơ trong đất. Ứng với câu: vôi không phân làm bần nhà nông. Phân ở đây chính là phân hữu cơ.

(3) Bón vôi có làm chết vi sinh vật đất không?

Rất nhiều người nói bón vôi có thể làm chết các vi sinh vật có ích trong đất.

Tuy nhiên cần khẳng định vôi không làm chết vi sinh vật có ích. Với liều lượng phù hợp vôi còn kích thích sự phát triển của vsv. Sở dĩ như vậy là vì: vôi giúp điều chỉnh pH đất, pH phù hợp vi sinh vật đất phát triển. Góp phần phân giải chất hữu cơ, góp phần tăng lượng vi sinh vật hữu ích trong đất. Ngoài ra nhờ vào các công dụng cải tạo đất của vôi, tạo điều kiện lý tưởng cho vi sinh đất có ích hoạt động. Theo đánh giá của mình, vôi không trực tiếp tiêu diệt các sinh vật gây hại. Vôi giúp tạo các điều kiện thuận lợi cho vi sinh có ích hoặc kích thích hệ thống kháng bệnh trong cây.

(4)Ổn định kết cấu đất

Ca trong vôi giúp gắn kết các hạt sét nhỏ trong đất sét lại giúp cải thiện kết cấu đất.  Ca liên kết với mùn trong đất cát tạo thành humat canxi khó bị rửa trôi.

(5) Giải độc (hữu cơ, vi lượng)

Các chất hữu cơ phân giải điều kiện yếm khí (thiếu oxi) dễ sinh các độc tố gây ảnh hưởng đến cây trồng. Sử dụng vôi sẽ góp phần hạn chế được tác hại này. Đối với yếu tố vi lượng, nếu chúng ta bón hoặc phun với liều lượng cao dễ gây độc cho cây. Trong trường hợp này ngoài tưới nhiều nước thì chúng ta cần bổ sung vôi.

(6) Tăng khả năng đề kháng cây trồng

Theo kinh nghiệm của những người trồng lúa, khi lúa bị cháy bìa lá, bón vôi trực tiếp lên phần lá lúa sẽ giảm thiểu được tác hại. Hoặc có một số hộ trồng rau, giai đoạn cây con bị chết họ cũng sử dụng vôi để rải. Hoặc ở ngay nhà mình, cũng hay sử dụng nước vôi để phun lên cây, góp phần giảm thiếu một số bệnh trên lá. Theo đánh giá của mình, vôi không trực tiếp tiêu diệt các sinh vật gây hại. Vôi giúp tạo các điều kiện thuận lợi hoặc kích thích hệ thống kháng bệnh trong cây.

(7) Giảm thiểu tác hại do ngập úng tạm thời

Chúng ta có thể thấy:

Bón vôi không chỉ cung cấp dưỡng chất canxi cho cây mà còn có nhiều tác dụng khác phân hóa học không có được. Vôi ngăn chặn sự suy thoái của đất, khử tác hại của mặn, ức chế sự phát triển nấm bệnh trong đất, phát huy hiệu lực phân hữu cơ, vô cơ.

Giúp vi khuẩn có lợi trong đất phát triển, giúp chất hữu cơ phân hủy nhanh hơn, giúp giữ chất mùn không bị rửa trôi… Ở đất phèn, phân lân bón vào đất chỉ hữu dụng khoảng 30%, vì vậy bón vôi trước khi bón phân lân, nhất là super lân sẽ làm tăng hữu dụng phân lân”.

Mặc dù vôi có nhiều công dụng. Tuy nhiên có nhiều loại vôi, mỗi loại lại có thành phần và hạm lượng khác nhau, tác dụng nhanh chậm khác nhau. Do đó chúng ta cần phải hiểu và lựa chọn đúng loại vôi để sử dụng. Không có gì là toàn diện, vôi cũng thế, nếu hiểu và sử dụng đúng thì sẽ phát huy tác dụng tốt, ngược lại thì cũng có nhiều hệ quả xấu.

Ngoài tìm hiểu tác dụng của vôi chúng ta cần phải: lựa chọn loại vôi, nguyên tắc sử dụng, bón đúng cách.

Để tăng hiệu quả cho vườn cây, SẢN PHẨM

Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix