Để cây trồng không bị chết

Các nguyên nhân dẫn tới cây trồng còi cọc và chết: có tới hàng trăm ngàn nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn chỉ đỗ lỗi do mỗi bệnh thì không hoàn toàn chính xác. Để cây trồng không bị chết:

1/ Thoát nước tốt

Cây trồng dễ bị chết do đọng nước, úng nước, vườn thoát nước kém. Thoát nước ở đây là thoát nước cho từng cây và cho toàn vườn. Bạn có thể đào rãnh, đào mương thoát nước hoặc khoan hố thoát nước tại chỗ. Đặc biệt, bạn không được để nước đọng ở phần gốc cây nhé.

2/ Lỗi trồng sâu

Nhiều vườn cây có thói quen trồng cây rất sâu, thậm chí sâu gần tới mắc ghép. Gây nghẹt cỗ rể, cổ rễ không thở được, ẩm phần gốc cao, dễ dẫn tới hiện trạng thối gốc, xì mũ, cây suy yếu. Để giải quyết thì bạn cần moi phần gốc ra, moi gốc nhưng không được đọng nước phần gốc. Sau đó rắc vôi sử lý. Đây cũng là một trong những vấn đề cần lưu tâm: để cây trồng không bị chết.

3/ Đất bị chua, pH đất thấp

Đất có pH thấp cây trồng thường không hấp thu được dinh dưỡng. Các rễ tơ dễ bị “acid bào mòn”, lông hút bị chết, dẫn tới hiện trạng cây còi cọc, vàng vọt. Ngoài ra, đất chua còn là điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh trong đất phát triển. Để giải quyết vấn đề này, trước mắt là bổ sung vôi đúng cách để đưa ph về mức phù hợp (pH từ 5.5).

4/ Đất vườn trơ chọi không một cọng cỏ, không che phủ

Đất không được che phủ, kéo theo hàng loạt vấn đề. Đất bị rửa trôi dinh dưỡng, bị đóng váng, bị chua hóa,…Đặc biệt, bộ rễ cây dễ bị tác động bởi ánh nắng, bởi mưa, bởi phân bón hóa học (tiếp xúc bộ rễ), dẫn tới tình trạng cây còi cọc và chết.

5/ Đất thiếu chất hữu cơ

Đất nghèo hữu cơ, thường thoát nước kém, nén dẽ, đất bị chua. Đất không còn giữ được chất dinh dưỡng, gây thất thoát phân bón. Các vi sinh vật có ích ít đi, nấm bệnh gây hại bùng phát mạnh. Như vậy thì sao mà cây trồng tốt được. Do đó, cần tận dụng hữu cơ cho vườn cây, hữu cơ tại chỗ và hữu cơ bên ngoài bổ sung.

6/ Xài quá nhiều kích thích

Kích thích giúp cây trồng lớn “phà phà”, nhưng cây không khỏe. Nhìn to béo nhưng cây rất dễ bị bệnh tấn công và thường bị sẽ bị nặng. Do đó, cần tuân thủ nguyên lý “từ từ và đều đều” trong chăm sóc cây, không nóng vội.

7/ Lạm dụng phân thuốc hóa học

8/ Phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Phòng không đơn giản chỉ là đổ thuốc. Phòng là một biện pháp tổng hợp. Ví dụ, khi bạn bổ sung vi sinh vật hữu ích vào đất CẦN kết hợp với các phần mình đã nêu ở trên. Vừa mang tính đơn lẻ vừa có tính tổng thể bao quát.

9/ Mầm bệnh trong đất

Nếu đảm bảo các vấn đề nêu trên thì mầm bệnh trong đất ít có nguy cơ bộc phát. Dĩ nhiên, bạn nên hiểu mầm bệnh luôn luôn có sẵn trong đất và không thể “diệt chúng theo cách sạch sẽ”. Chỉ có sự hoài hòa cân bằng và kiểm soát lẫn nhau, thì mới bền vững. Đó cũng là nguyên lý: để cây trồng không bị chết.

TRỊ BỆNH và PHÒNG BỆNH

Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix