Tuyến trùng bùng phát mạnh và gây thiệt hại rất nhiều tới cây công nghiệp, cây ăn trái và rau củ quả. Song thực tế rất nhiều bà con vẫn còn bỡ ngỡ không biết tuyến trùng là gì? Do đó cách phòng trừ dịch hại cho cây đang gặp nhiều trục trặc liên quan. Vậy nên Green Biomix sẽ giúp bà con giải đáp chi tiết về dịch hại này cũng như cách phòng trừ hiệu quả.
Tuyến trùng là gì? Đây thực tế là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Kích thước của tuyến trùng nhỏ hơn 1mm. Bà con chỉ nhìn thấy khi quan sát dưới kính hiển vi.
Đa phần tuyến trùng đều đẻ trứng. Một con tuyến trùng cái có thể đẻ một hoặc thậm chí cả ngàn trứng được chứa trong túi trứng. Trứng của tuyến trùng có thể “ngủ” từ 1-2 năm khi môi trường bất lợi. Trong đất, tuyến trùng nhân mật số lên chậm hơn nấm, vi khuẩn, mycoplasma và virus nhiều. Tuy nhiên, nếu ký chủ thích hợp được trồng liên tục trong nhiều năm thì tuyến trùng sẽ nhân mật số lên dần cho đến lúc đạt mật số gây hại thì từ đó cây trồng sẽ bị hại và càng ngày mức độ thiệt hại càng tăng lên.
Về cơ bản tuyến trùng được chia thành 2 loại chính. Đó là loại có lợi (ăn xác bã thực vật) và có hại (nhóm ký sinh thực vật). Tuyến trùng nhóm ký sinh thường sống ở tế bào cây trồng, chích, hút và bơm độc tố đến rễ cây. Từ đó làm rễ bị nghẽn mạch, phình to tạo các khối u sần hay hoại tử làm cây bị cằn cỗi, lá vàng, rụng lá, cây chết dần.
Triệu chứng bệnh do tuyến trùng gây ra thể hiện rất chậm. Nếu đợi đến khi đào rễ cây lên và phát hiện ra chúng thì đã quá muộn. Trên cây lâu năm, bệnh có thể tiến triển trong nhiều năm trước khi làm chết cây nên rất khó nhận ra kịp thời.
>>> Phòng trừ tuyến trùng hiệu quả: 1. Nano chitosan ; 2. Vi khuẩn nội sinh của Mỹ ; 3. G-Biomix Crop TRIBE (Chaetomium)
Đặc biệt một nguy hại lớn chúng còn có thể tạo ra những vết thương liên hoàn khác ngay trên rễ cây. Đây là “cánh cổng” gián tiếp mở cửa cho các vi sinh vật có hại khác tiếp tục tấn công xâm nhập vào cây trồng dễ dàng hơn. Từ đó khả năng cao cây sẽ mắc các bệnh nguy hại là rất lớn. Thậm chí là truyền vi rút gây hại cây trồng.
Vậy nên có thể nhận định rằng, tuyến trùng chính là nền tảng dẫn tới nhiều căn bệnh khác cho cây trồng. Theo đó nguyên lý cây yếu sẽ đi cùng với hệ miễn dịch yếu. Một khi sức đề kháng của cây không có việc chống cự lại được các dịch bệnh là điều không thể.
Tuyến trùng có ba cách ký sinh:
- Ngoại ký sinh: tuyến trùng chỉ bám bên ngoài mô bị hại, chọc kim vào trong mô để hút chất dinh dưỡng.
- Nội ký sinh: tuyến trùng chui hẳn vào bên trong mô cây, sống và sinh sản bên trong mô Với cách ký sinh nầy, tuyến trùng nội ký sinh thường làm cho mô cây sưng phù lên, tạo thành các u hoặc bướu.
- Bán nội ký sinh: tuyến trùng chui phần đầu vào trong mô cây, còn phần thân mình thì còn bên ngoài mô cây bị ký sinh.
Trong đất có rất nhiều tuyến trùng, trong đó có cả tuyến trùng hoại sinh (ăn xác bã thực vật) và cả tuyến trùng ký sinh gây hại cho cây trồng.
Mật số tuyến trùng hiện diện trong đất mới là điều cần quan tâm. Bởi vì không phải hể có tuyến trùng ký sinh trong đất là cây trồng sẽ bị thiệt hại, mà chỉ khi nào mất số tuyến trùng đạt đến ngưỡng gây hại thì cây trồng mới bị hại.
Biện pháp quản lý tuyến trùng hiệu quả:
- Biện pháp đối phó với tuyến trùng hữu hiệu và rẻ nhất là đừng tạo điều kiện cho tuyến trùng gia tăng mật số lên ngưỡng gây hại.
- Như vậy, biện pháp luân canh với các loại hoa màu không bị cùng loài tuyến trùng gây hại, là biện pháp tốt nhất.
- Trồng xen hoa màu chính với các loại cây có tính ức chế tuyến trùng như cây hoa vạn thọ cũng là biện pháp tốt.
- Bón nhiều phân chuồng hoai mục cũng là biện pháp giúp làm giảm bớt mật số tuyến trùng trong đất. Bởi vì trong phân chuồng ủ hoai có chứa nhiều vi sinh vật ức chế tuyến trùng gây hại.
- Đặc biệt khi làm đất canh tác bà con nên giữ cỏ trong vườn. Đây là bí quyết giúp phân tán mật độ tuyến trùng tấn công đến “mục tiêu cây trồng”. Không những thế theo một nghiên cứu các loại cỏ bản địa còn mang trong mình những vi sinh, hoạt chất đối kháng tiêu diệt nấm, vi sinh gây hại. Thậm chí cỏ còn có thể tạo môi trường để nấm và vi sinh tốt phát triển, tạo độ tơi xốp cho đất.
Thuốc hóa học thường tốn kém và bơm vào đất rất khó, đây không phải là giải pháp tối ưu.
Biện pháp sinh học: điều khiển môi trường, cây trồng và vi sinh vật đối kháng một cách thích hợp, để tạo thế cân bằng sinh học cần thiết, giúp giảm mật số của mầm bệnh xuống dưới ngưỡng gây hại. Nhờ đó, bệnh của cây trồng chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng về mặt kinh tế.
Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix