Bạn xem bài viết này để tìm cách “diệt chủng” sâu bệnh hại, các bạn sẽ thất vọng đấy. Thật sự thì không có cách nào để diệt được tất cả sâu bệnh hại trong vườn. Vậy nên mới có câu hỏi: tại sao phun thuốc mà cây trồng vẫn bị sâu bệnh?
Nông dân sử dụng thuốc hóa học để khống chế sâu bệnh, vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Thậm chí đi vào vòng luẩn quẩn. Tại sao lại xảy ra tình trạng này?
Việc canh tác nông nghiệp hiện nay đang sử dụng hóa chất để phòng trừ dịch bệnh, bao gồm:
1) Sử dụng các chất độc hóa học gây hại cho tất cả sinh vật
2) Giải quyết vấn đề trước mắt (chỉ chữa dựa trên triệu chứng)
3) Không tìm ra các nguyên nhân sâu xa
Vòng luẩn quẩn của việc khống chế sâu bệnh bằng hóa chất.
Đặc điểm của côn trùng là chúng có vòng đời ngắn và sinh nở một số lượng rất nhiều trứng cùng một lúc. Đặc trưng đó giúp chúng có khả năng kháng lại thuốc diệt côn trùng rất tốt.
Vì thế nông dân buộc phải dùng một lượng thuốc trừ sâu nhiều hơn hoặc những loại thuốc mạnh hơn để phòng chống sâu bệnh. Tuy nhiên thế hệ côn trùng tiếp lại có khả năng kháng thuốc.
Nhân tố thứ hai là sự biến mất của các loài thiên địch tự nhiên ăn côn trùng (như nhện, ếch, chim v.v…). Những loài thiên địch tự nhiên này có số lượng ít hơn và không sinh sôi nảy nở nhanh như côn trùng. Chúng cũng không thể có khả năng kháng lại thuốc trừ sâu như côn trùng. Kết quả là chúng bị giết chết bởi hóa chất và biến mất. Do đó tạo nên một hệ sinh thái mất cân bằng mà chỉ có côn trùng phát triển mạnh.
Phun thuốc mà cây trồng vẫn bị sâu bệnh. Vòng luẩn quẩn tạo ra làm cho vấn đề dịch bệnh trở nên xấu hơn. Đồng thời còn gây nên nhiều rủi ro cho sức khỏe của con người.
Đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên là những người nông dân. Tiếp đến là những ai ăn phải sản phẩm bị nhiễm chất độc hóa học đó.
Dịch bệnh không ít thì nhiều cũng phát triển như trên.
Việc sử dụng thuốc hóa học trừ bệnh cũng tạo ra một vòng luẩn quẩn theo các cách sau :
1) Mầm bệnh gây ra cho cây dễ dàng thay đổi đặc tính để thích nghi với sự thay đổi hoàn cảnh. Chúng có thể dễ dàng phát triển để kháng lại thuốc hóa học.
2) Các vi sinh vật có lợi khống chế được mầm bệnh lại bị giết chết bởi thuốc trừ sâu bệnh. Từ đó xảy ra sự mất cân bằng vi sinh vật.
3) Sự xuất hiện của các mầm bệnh mới có khả năng kháng thuốc. Làm tăng sự mất cân bằng sinh thái của vi sinh vật.
Việc trừ dịch bệnh bằng hóa chất có thể có tác dụng nhanh chóng tức thời. Tuy nhiên cũng không thể giải quyết vấn đề một cách lâu dài.
Phun thuốc mà cây trồng vẫn bị sâu bệnh. Giải pháp lâu dài duy nhất để khống chế dịch bệnh là tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa. Giải quyết các vấn đề theo quy luật của tự nhiên.
Trong môi trường thuận lợi, cây trồng phát triển tốt và không dễ bị dịch bệnh tấn công. Thậm chí nếu dịch bệnh tấn công, tổn thất cũng không đáng kể.
Trong hệ sinh thái cân bằng, số lượng côn trùng được duy trì và không gây hại cây trồng. Một khi có xáo trộn nào đó từ bên ngoài, côn trùng sẽ đột nhiên phát triển mạnh và gây hại cho cây.
Nếu chúng ta quan sát kỹ thực tế, chúng ta có thể thấy vấn đề không phải ở côn trùng. Chính sự mất cân bằng sinh thái làm côn trùng gia tăng. Côn trùng nên được coi như một người thầy nói cho ta biết ta đã làm sai điều gì với hệ sinh thái. Vì thế, trước khi kết luận rằng côn trùng có hại và nên bị diệt trừ, ta phải tìm hiểu tại sao chúng bùng phát.
Đối với dịch bệnh hại cây, ta cũng có thể kết luận như vậy. Bệnh hại cây xảy ra do sự bùng phát của mầm bệnh (ví dụ như một số loài giun tròn, nấm, vi rút v.v…). Những mầm bệnh này thường bị giới hạn về số lượng nên chúng vô hại cho cây. Nhưng khi hệ sinh thái đất bị xáo trộn và có các điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, dịch bệnh hại cây sẽ bùng phát.
Vấn đề không phải là sự tồn tại của mầm bệnh trong đất mà là các nhân tố tác động tạo ra sự mất cân bằng hệ sinh thái đất. Do đó, điều quan trọng để phòng bệnh là loại bỏ các nhân tố làm xáo trộn (như canh tác liên tục, sử dụng hóa học trong nông nghiệp v.v…) và tạo nên một hệ sinh thái đất cân bằng.
Quản lý dịch bệnh một cách tự nhiên
Nguyên lý cơ bản của việc quản lý dịch bệnh tự nhiên là chẳng có gì là dịch bệnh cả. Cân bằng sinh thái trên đất nông nghiệp không bị xáo trộn thì sự xuất hiện của dịch bệnh không phải là một vấn đề mà chỉ là triệu chứng. Nếu triệu chứng xuất hiện, ta nên cố tìm ra nguyên nhân (các nhân tố gây xáo trộn) và loại trừ để phục hồi lại sự cân bằng sinh thái. Bằng cách tiếp cận đó chúng ta mới có thể tránh được lỗi lầm sau này. Có hai biện pháp là phòng và trừ.
Chúng ta nên nhấn mạnh hơn cả vào biện pháp phòng. Tuy nhiên biện pháp trừ có thể sẽ cần thiết vào giai đoạn đầu áp dụng phương thức nông nghiệp sinh thái. Một khi có biện pháp phòng đúng đắn, các biện pháp trừ sẽ không thực sự cần thiết.
Chúng ta cần thoát khỏi vòng luẩn quẩn của vấn đề dịch bệnh và tìm ra các giải pháp phù hợp.
PHÒNG TRỪ SÂU – BỆNH HẠI – DƯỠNG CÂY
Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix