Trồng cây, nhất là với cây lâu năm, hiện tượng phổ biến nhất thường gặp là vàng lá thối rễ. Thường khi cây đã biểu hiện ra “lá vàng, rễ thối” thì xem như đã mất mùa và chi phí điều trị tăng cao. Thiệt hại vài trăm triệu/ha là chuyện bình thường.
Việc khắc phục theo kiểu chữa bệnh cấp tính không hề khó. Để cây không bị tái phát trở lại mới là điều đáng nói.
Rễ bị thối, cây không hút được nước và dinh dưỡng từ đất. Dẫn tới hiện tượng lá cây bị vàng, rụng , cây suy yếu dần rồi chết đi. Phát sinh chủ yếu trong mùa mưa lũ hoặc sau khi tưới nước ra hoa. Phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng.
Biểu hiện chúng ta quan sát được:
+ Cây bị nhẹ: kích thước lá vẫn bình thường, gân lá chuyển vàng nhạt, phiến lá chuyển màu vàng cam. Cây bị nhẹ chỉ có một số cành biểu hiện vàng lá, rụng lá.
+ Cây bị nặng: kích thước lá nhỏ hơn bình thường, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá màu vàng và sau đó rụng đi. Cây cho nhiều chồi ngắn, lá nhỏ, nhiều hoa nhỏ, trái nhỏ và chua (cam quýt). Khi bị nặng thì toàn cây đều vàng và rụng lá. Các lá già phía dưới rụng trước rồi đến các lá trên.
+ Ở phía cành có lá bị vàng rụng thì rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn. Bệnh nặng tất cả các rễ đều bị thối và cây chết.
Nhà nông chúng ta, thường chỉ dừng lại ở việc đổ phân này, thuốc kia. Cũng chưa tìm hiểu lý do nào dẫn tới hiện tượng thối rễ.
Một số nguyên nhân mà nhà nông chúng ta hay gặp phải:
– Đất nhiều sét, thiếu hữu cơ dễ bị nhất. Đất sét khả năng giữ nước rất mạnh, thậm chí đất ướt sũng nhưng rễ cây không thể hút được nước. Khi nắng lên, các hạt đất có hiện tượng co lại, kéo theo hiện tượng rễ bị đứt, gặp các cơn mưa kéo dài rễ bắt đầu thối.
– Lỗi trồng sâu chôn gốc
– Gốc cây bị đọng nước do tưới hoặc nước mưa
– Đất thoát nước kém
– Trong quá trình xiết nước xử lý ra hoa vào mùa nắng làm cho rễ suy yếu (do thiếu nước).
– Một số rễ khỏe ăn sâu xuống khi mùa mưa tới thì thoát nước không kịp, làm cho rễ bị ngập nước, rễ thiếu oxy, dẫn đến đầu chóp rễ và lông hút bị hư thối.
– Vườn ít sử dụng phân hữu cơ và lạm dụng phân bón hóa học quá mức. Đặc biệt sử dụng phân bón có chứa các chất kích thích sinh trưởng ở liều quá mức đã làm cho bộ rễ nhanh lão hóa. Đất trồng không được che phủ, phá vỡ cấu trúc đất, các vi sinh vật có ích trong đất chết đi, các vi sinh vật có hại phát sinh mạnh.
Lâu dài cần cải tạo toàn bộ bề mặt đất canh tác. Hiểu và để ý dấu hiệu đồng ruộng quan trọng hơn phân hay, thuốc tốt.
Chỉnh sửa lại vườn, kiểm tra lại phân thuốc, khâu này rất quan trọng, trong việc tìm đến năng suất, chất lượng, lợi nhuận.
>>>Bài viết liên quan: Cây bị vàng lá đột ngột và hướng xử lý ; Để cây trồng không bị chết ; Thối rễ xì mủ cây trồng có đáng sợ?
>>>Sản phẩm: Đặc trị thối rễ ; Phòng bệnh sinh học
Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix
Pingback: Canh tác bền vững, tập hợp các bài viết hay GBM - GreenBioMix