Xử lý bệnh xì mủ sầu riêng, mít hiệu quả, không tái phát

Ở các vườn cây, bệnh xì mủ sầu riêng, mít hầu như xuất hiện ở mọi giai đoạn cây trồng. Đặc biệt là những cây đang cho thu hoạch dễ bị ảnh hưởng nhất. Bệnh này hầu như gây hại ở khắp các vùng miền, mức độ nặng hay nhẹ khác nhau. Khi cây bị nặng vết bệnh sẽ phát triển lây lan xung quanh thân chính, làm cho cây suy giảm sức sinh trưởng, còi cọc, chết lụi dần.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh xì mủ sầu riêng, mít, cây có múi,…

  • Phát triển mạnh nhất ở các vườn có mật độ cây trồng cao, hệ thống thoát nước kém.
  • Đất thiếu hữu cơ, đất bị dẽ chặt, không thoáng khí, thoát nước kém.
  • Cành lá để um tùm, không tỉa cắt cho thông thoáng dẫn đến nấm bệnh dễ phát triển và lan rộng ra thân cành.
  • Cây trồng sâu, cổ rễ bị chôn lấp trong đất, phần gốc thường xuyên bị đọng nước không thông thoáng.
  • Đất bị chua pH thấp (pH<5.5), kết hợp việc cây bị stress kéo dài (xiết nước xử lý ra hoa , đất ngập nước), cây dồn hết sức để ra hoa, mang trái, sức đề kháng kém là những điều kiện thích hợp để nấm tấn công và gây hại.

Thường bà con xử lý theo cách cạo vỏ ở vị trí xì mủ và quét thuốc. Tuy nhiên, bà con xử lý hoài mà không hết, tình trạng xì mủ vẫn lặp đi lặp lại. Ổ bệnh chính lại tập trung ở đất trồng và phần cổ rễ. Các vết chảy mủ trên thân thực tế chỉ là phụ hoặc chỉ xử lí đơn giản chưa triệt để mầm bệnh.

Sầu riêng bị bệnh xì mủ

Cổ rễ là phần rễ trong phạm vi 30 – 40 cm tính từ gốc ra. Nấm chảy mủ thường gây hại trong phần cổ rễ, các phần rễ tơ bên ngoài ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Do đó, khi xử lý  bệnh chúng ta cần xử lý đồng bộ phần xì mủ, cổ rễ và ngay cả đất ở vị trí quanh tán của cây trồng.

Xử lý bệnh xì mủ trên cây ăn trái hiệu quả, không tái phát:

Cần phát hiện sớm để xử lý kịp thời. Khi cây bị xì mủ nhiều (nặng) cần cạo sạch vết bệnh. Đồng thời moi gốc (lộ phần cổ rễ ra) với trường hợp gốc bị đọng nước, gốc trồng sâu. Quét các loại thuốc đặc trị xì mủ thối rễ, sẽ có tác dụng nhanh và mạnh hơn. Bà con có thể sử dụng thuốc đặc G-Biomix Crop TRIBE (tỷ lệ pha 1:2) để cố định vết bệnh, ngăn chặn bệnh lan rộng ra. Kết hợp với các sản phẩm phân bón hữu cơ, vi sinh vật hữu ích (TRICHODERMA) giúp cho cây phục hồi nhanh hơn.

Đồng thời, tưới  thuốc đặc trị và các sản phẩm sinh học này vào phần đất xung quanh gốc, tán cây trồng. Mỗi cây tưới từ 20-30 lít thuốc đã pha theo hướng dẫn trên nhãn (tùy theo cây lớn nhỏ) để ngăn chặn bệnh lây sang các cây khác trong vườn.

Những việc cần làm sau khi xử lý để cây khỏe và bệnh không tái lại:

  • Dưỡng lại bộ rễ mạnh, khỏe, dùng bón lá sinh học phun tán để dưỡng bộ lá.
  • Xử lý nâng pH đất, bón nhiều hữu cơ chất lượng.
  • Mô đất trồng cao ráo, cần trồng mặt bầu ngang mặt đất. Nếu lỡ trồng sâu rồi cần phá bồn. tạo rãnh thoát nước, tránh nước đọng ở trong gốc.
  • Bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, đối kháng mạnh với các nấm bệnh nhằm kiểm soát môi trường đất tốt, hạn chế nấm bệnh rất hiệu quả.
  • Cần chú trọng khâu tạo tán, tỉa cành, che phủ mặt đất (cỏ, xác bã hữu cơ,…).

>>>Sản phẩm: Đặc trị xì mủ thối rễ ; Phòng bệnh sinh học

Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix

One thought on “Xử lý bệnh xì mủ sầu riêng, mít hiệu quả, không tái phát

  1. Pingback: Canh tác bền vững, tập hợp các bài viết hay GBM - GreenBioMix

Comments are closed.