Cách bón vôi cải tạo đất. Vôi có tác dụng tốt trong việc cải thiện độ chua (pH đất) của đất. Nhà vườn nên thường xuyên theo dõi pH đất trước khi bón vôi. Bón với liều lượng vừa phải, tránh bón quá tay. Bón thiếu dễ cải tạo hơn bón thừa. Cần lưu ý: nâng pH đất quá nhanh dễ dẫn đến các rối loạn về dinh dưỡng. Do đó, cần phải có giải pháp lâu dài và bền vững. Bón vôi thường đi kèm với sự bổ sung phân hữu cơ cho đất.
Bài viết liên quan bón vôi >>> Bón vôi có làm chết vi sinh vật đất không?
Lựa chọn loại vôi:
Một số loại phổ biến: CaO; CaCO3; Dolomit; CaSO4.
- Vôi nung (CaO) có hiệu lực nhanh ưu tiên cho các loại đất chua có thành phần cơ giới nặng hoặc có yêu cầu cải tạo đất nhanh.
- Bột đá vôi (CaCO3) thích hợp cho đất chua có thành phần cơ giới nhẹ.
- Dolomit thích hợp cho đất bạc màu, đất bị rửa trôi Mg mạnh.
- CaSO4 thích hợp cho đất mặn, không chua.
Cách bón vôi cải tạo đất, nguyên tắc bón:
Theo khuyến cáo, muốn bón vôi có hiệu quả bà con cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng lượng, đúng thời điểm và bón đúng cách.
Thường là khi pH đất <5,5 thì bắt đầu cần phải bón vôi. Những cây trồng phát triển tốt trên đất chua như chè, dứa thì khi pH xuống đến 4,0-4,5 vẫn chưa cần phải bón vôi.
- Nếu pH < 4,5 cấp thiết bón vôi
- pH 4,6-5,5 cần vừa
- pH > 5,5 chỉ nên bón duy trì lượng thấp
Liều bón: hiện có nhiều tranh cãi về liều lượng đối với việc sử dụng vôi.
Cách bón vôi cải tạo đất, liều lượng bón tham khảo:
- Với đất sét, nhiều chất hữu cơ: pH từ 3,5-4,5 cần bón 2 tấn vôi/ha; pH từ 4,6-5,5 bón 1 tấn vôi/ha; pH từ 5,6-6,5 bón 0,5 tấn vôi/ha, pH > 6,5 không cần bón vôi.
- Với đất cát, ít chất hữu cơ: nếu độ pH từ 3,5 đến 4,5 bón < 1 tấn vôi/ha; pH từ 4,6-5,5, bón < 0,5 tấn vôi/ha; pH từ 5,6-6,5, bón < 250 kg vôi/ha; pH >6,5 không cần bón vôi.
Lưu ý:
Không nên bón vôi với lượng quá lớn trong một lần bón. Nên chia nhỏ theo nhiều lần bón, theo nguyên tắc “thiếu hơn thừa”. BÓN VÔI NÊN ĐI KÈM VỚI CÁC BIỆN PHÁP BỔ SUNG HỮU CƠ CHO ĐẤT.
Các loại vôi dùng để bón trung hoà đất bị chua càng mịn, hạt càng nhỏ thì tác dụng càng nhanh (kích thước các hạt đất vôi khoảng 0,15 mm là tốt nhất).
Bón vôi đúng cách: đa số chúng ta mắc lỗi ở khâu này.
Vôi có tính di động thấp. Cho nên bón vôi đúng cách là làm cho cho vôi khuếch tán đều vào bên trong đất. Có thể bón theo 3 cách sau:
- Rải đều lượng vôi đã được xác định cho từng loại đất trên mặt liếp, rồi dùng cuốc xới sâu 5-10cm để trộn đều vôi với đất, rồi tưới nước từ từ. Tưới nhiều lần cho vôi hòa tan trong đất mới có tác dụng tốt. Theo một số tài liệu nghiên cứu, nếu chỉ bón trên bề mặt không có tác dụng (ít tác dụng), thậm chí phải đợi 10-12 năm sau mới thấy tác dụng.
- Để cho đất khô, sau đó bón vôi và tưới nhiều nước để vôi ngấm đều vào đất. Nên trộn vôi chung với phân xanh hay phân ủ (compost) trước khi bón sẽ làm cho đất được thoáng khí hơn và tránh được hiện tượng bị đóng cục.
- Ngâm vôi, cụ thể là ngâm các loại có khả năng tan trong nước, sau đó chúng ta tưới vào đất. Do vôi làm giảm hoạt tính nitơ của đạm, do đó không nên bón vôi chung với các loại phân hoá học chứa đạm.
Nếu bón quá nhiều vôi không chỉ lãng phí, mà dẫn đến hiện tượng thiếu một số dinh dưỡng vi lượng khác. Việc bón vôi để trung hoà độ chua đất phải ngừng lại khi đất đạt giá trị pH vào khoảng 6,5.
Không có gì là toàn diện, bón vôi cải tạo đất cũng thế. Nếu hiểu và sử dụng đúng thì sẽ phát huy tác dụng tốt, ngược lại thì cũng có nhiều hệ quả xấu. Do đó, ngoài tìm hiểu tác dụng của vôi chúng ta cần phải: lựa chọn loại vôi; nguyên tắc sử dụng, bón đúng cách.
Giải pháp thay thế vôi, Nâng và ổn định pH UP
Tham khảo thêm tại Công ty TNHH Green Biomix
Pingback: CÂY BỊ VÀNG LÁ ĐỘT NGỘT VÀ HƯỚNG XỬ LÝ - GreenBioMix
Pingback: Vôi không chỉ nâng pH đất, vôi còn là chất cải tạo đất - GreenBioMix